Những kiến thức về phanh ABS tài xế Việt hay tranh cãi

ABS có giúp quãng đường phanh ngắn lại hay không, và có phải tốc độ nào ABS cũng kích hoạt hay không là câu hỏi nhiều tài xế thắc mắc.

1. Tác dụng của ABS là?

nhung-kien-thuc-ve-phanh-abs-tai-xe-viet-hay-tranh-cai

ABS (Anti-Lock Braking System) là hệ thống chống bó cứng phanh, tức là khi tài xế đạp phanh gấp, mạnh có thể dẫn tới khóa cứng bánh xe (má phanh ôm chặt đĩa phanh) dẫn tới bánh không lăn mà trượt. Lúc này hệ thống ABS sẽ phát hiện tình huống và can thiệp vào chân phanh để nhấp-nhả liên tục sao cho bánh xe vừa có thể xoay theo hướng đánh lái vô-lăng của tài xế, đồng thời đủ lực phanh để dừng xe. 

Giảm quãng đường hay giữ xe không lật khi phanh không phải là tác dụng của ABS .>>  xe phun nước rửa đường

2. ABS làm tăng hay giảm quãng đường phanh?

Hệ thống phanh ABS giúp lái xe kiểm soát tốt hướng chuyển động khi phanh

ABS tác động vào chân phanh để nhấp-nhả liên tục nhằm giữ bánh đủ quay để lăn theo hướng đánh vô-lăng của tài xế, chứ ABS không có tác dụng làm giảm quãng đường phanh. Về nguyên lý, ABS không tác động đến lực phanh nên quãng đường phanh không giảm.

Trong thực tế, ABS có thể làm quãng đường phanh tăng hoặc giảm khác nhau tùy vào mặt đường. Theo Cục an toàn giao thông Mỹ (NHTSA), có khi ABS giúp giảm quãng đường phanh với mặt đường khô thoáng sạch sẽ, nhưng với đường trơn trượt như tuyết, cỏ thì ABS có thể làm tăng quãng đường phanh.

Trong trường hợp thứ hai, tăng quãng đường phanh so với khi không có ABS nhưng điểm lợi lớn nhất cũng là mục tiêu mà ABS hướng tới là giúp tài xế có thể đánh lái tránh chướng ngại vật. Ví dụ khi đang chạy đường tuyết thấy xe trước mặt, tài xế đạp phanh có ABS, khi đó quãng đường phanh dài hơn nhưng tài xế có thể đánh lái tránh. Còn với xe không có ABS, xe có thể dừng nhanh hơn nhưng bị trượt gây va chạm với xe kia.

3. Hệ thống ABS làm việc ở mọi tốc độ?

nhung-kien-thuc-ve-phanh-abs-tai-xe-viet-hay-tranh-cai-2
Người lái dễ nhận thấy ABS kích hoạt khi xe đi ở tốc độ cao và phanh gấp. Bởi vậy, nhiều người quan niệm rằng hệ thống chống bó cứng phanh chỉ làm việc ở tốc độ cao, đây là một quan điểm sai lầm. ABS sẽ làm việc khi bánh xe bị bó cứng hoặc có nguy cơ bó cứng, cho dù xe ở tốc độ nào.  >> phụ tùng xe chuyên dụng

4. ABS tích hợp trên những bánh xe nào?

nhung-kien-thuc-ve-phanh-abs-tai-xe-viet-hay-tranh-cai-3
Theo NHTSA (Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ), công nghệ ABS hầu hết tích hợp trên cả 4 bánh của ôtô, nhưng có những trường hợp chỉ tích hợp trên hai bánh, ví dụ ABS cầu sau trên các dòng bán tải, van, SUV, xe tải đông phong việt nam

5. Xe có ESC (cân bằng điện tử) chắc chắn có ABS?

nhung-kien-thuc-ve-phanh-abs-tai-xe-viet-hay-tranh-cai-4

Ở hệ thống cân bằng điện tử, tín hiệu từ các cảm biến gia tốc dọc, gia tốc ngang của thân xe, cảm biến tốc độ các bánh xe … được thu thập để xác định trạng thái chuyển động thực tế. Máy tính so sánh kết quả này với góc quay vô-lăng từ đó đưa ra các lệnh điều khiển phanh, hoặc giảm công suất động cơ, xe nhanh chóng được đưa về trạng thái theo đúng mong muốn của tài xế.

Hệ thống cân bằng điện tử kết hợp chặt chẽ với hệ thống chống bó cứng phanh-ABS cho phép ESC phanh độc lập từng bánh xe riêng rẽ. Bất kỳ xe nào có trang bị câng bằng điện từ thì hệ thống phanh đều trang bị ABS, nhưng một xe có ABS chưa chắc đã có ESC.

Cân bằng điện tử sử dụng mô-đun điều khiển thủy lực tương tự như trên ABS. Nhưng giữa hai hệ thống vẫn có sự khác biệt, trên xe chỉ có ABS, mô-đun điều khiển thủy lực chỉ có chức năng kiểm soát hoặc giảm áp suất dầu phanh tác động lên xi-lanh phanh. Với xe trang bị ESC ngoài hai chức năng trên mô-đun thủy lực còn có thể tăng áp suất dầu vào khu vực cần thiết khi có yêu cầu tạo ra lực phanh chênh lệch giữa các bánh.

Chính bởi yếu tố không thể tách rời đó mà khá nhiều người nhầm lẫn chức năng và nguyên lý làm việc của ESC và ABS. Hệ thống chống bó cứng phanh làm việc khi người lái đạp phanh, bánh xe có nguy cơ bó cứng. Hệ thống kiểm soát trạng thái lại làm việc khi có sự sai khác giữa góc đánh lái và góc quay thân xe. Điều đó có ý nghĩa rằng ESC làm việc tự động hoàn toàn.

6. Hệ thống ABS và TCS (chống trơn trượt) tác dụng như nhau?

nhung-kien-thuc-ve-phanh-abs-tai-xe-viet-hay-tranh-cai-5

ABS (Anti-Lock Braking System) chống bó cứng phanh từ đó chống trượt bánh khi phanh. 

TCS (Traction Control System) chống trượt bánh khi xe tăng tốc. Ví dụ khi tài xế đạp ga tăng tốc trên đường trơn trượt, ở những đoạn vào cua, khi ga lớn làm bánh xe quay nhưng do đường trơn, bánh xe có hiện tượng trượt, không bám đường vì thế dù bánh xe quay nhưng lại không chạy theo hướng cần tới. Khi đó TSC sẽ phát hiện tình trạng này, ECU điều khiển để phân bổ lại công suất giữa các bánh, giúp bánh xe bám đường trở lại.

Đức Huy

Theo: www.vnexpress.net


Để có giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH Ô TÔ ĐÔNG PHONG VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 143B - Thanh Am - Thượng Thanh - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: 0965.000.876​
Fax: 024.38737604
Email: tranvanhien4832@gmail.com
 
BÃI XE TRƯNG BÀY
Địa chỉ: Mai Lâm - Đông Anh - Hà Nội (QL 3 - Cách cầu Đuống 2Km theo hướng đi Nội Bài - Thái Nguyên)
Hotline: 0965.000.876
Fax: 024.38737604
Email: tranvanhien4832@gmail.com

Scroll