Trung Quốc lập hãng sản xuất động cơ máy bay

Sau khi tự sản xuất máy bay, nước này muốn hoàn thiện tham vọng trở thành đại gia hàng không toàn cầu.

Giới truyền thông Trung Quốc trích lời Chủ tịch nước này - ông Tập Cận Bình cho biết việc thành lập Tập đoàn Động cơ Hàng không (AECC) là một "động thái chiến lược", giúp đẩy nhanh quá trình phát triển máy bay phản lực trong nước, từ đó tăng quyền lực và sức mạnh quân sự quốc gia.

AECC có vốn đăng ký 50 tỷ NDT (7,5 tỷ USD) và 96.000 nhân viên. Họ sẽ tập trung thiết kế, sản xuất và thử nghiệm động cơ máy bay, Xinhua cho biết. Các nhà đầu tư của công ty gồm Chính phủ Trung Quốc và hai công ty quốc doanh khác - Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc và Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc.

trung-quoc-lap-hang-san-xuat-dong-co-may-bay

Máy bay ARJ21 của Trung Quốc lần đầu cất cánh hồi tháng 6. Ảnh: AFP

Trung Quốc vẫn gặp khó trong việc sản xuất động cơ phản lực tiên tiến để bắt kịp các đối thủ nước ngoài, dù đã nỗ lực hàng thập kỷ và rót vào số tiền khổng lồ. Rất nhiều máy bay quân sự Trung Quốc sử dụng động cơ Nga. Trong khi đó, hai loại máy bay chở khách nước này tự sản xuất hiện vẫn dựa vào động cơ phương Tây.

Giới phân tích nhận định với việc thành lập AECC, Bắc Kinh kỳ vọng ngành hàng không trong nước sẽ độc lập, có thể phục vụ nhu cầu thương mại và quân sự bằng công nghệ trong nước.

AECC ra đời cũng giúp hợp nhất các công ty đang sản xuất động cơ máy bay tại Trung Quốc. Hồi tháng 3, 3 doanh nghiệp đã tuyên bố họ sẽ nhập vào công ty mới này. Đó là Tập đoàn Động cơ Hàng không AVIC, Công ty Công nghệ và Khoa học Hàng không Sichuan Chengfa và Công ty Kiểm soát Động cơ Hàng không AVIC.

Nó cũng phù hợp với nỗ lực cải tổ ngành sản xuất quốc doanh của Bắc Kinh. Họ đang đặt mục tiêu tạo ra các nhà vô địch về công nghệ cao trong hàng không, robot, năng lượng nguyên tử và nhiều ngành khác.

Trung Quốc thành lập các công ty hàng không quốc doanh từ thập niên 50, khi họ bắt đầu sản xuất máy bay dân dụng và quân sự theo thiết kế của Liên Xô. Từ đó, các kỹ sư Trung Quốc đã phát triển động cơ máy bay, nhưng vẫn chưa nắm được công nghệ để sản xuất các loại động cơ turbin cánh quạt phù hợp cho mục đích thương mại. Do sản phẩm này đòi hỏi cao hơn về chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, dù đã thiết kế 2 loại máy bay nội địa, họ vẫn phải mua động cơ và nhiều thành phần quan trọng khác từ bên ngoài.

Chiếc ARJ21, sức chứa 78-90 hành khách, bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm nay. Loại máy bay này sử dụng động cơ của General Electric. Trong khi đó, C919 - vẫn đang sản xuất - sẽ dùng động cơ của CFM International. Đây là liên doanh giữa GE và Safran (Pháp).

Hà Thu (theo WSJ)

Theo: www.vnexpress.net


Để có giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH Ô TÔ ĐÔNG PHONG VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 143B - Thanh Am - Thượng Thanh - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: 0965.000.876​
Fax: 024.38737604
Email: tranvanhien4832@gmail.com
 
BÃI XE TRƯNG BÀY
Địa chỉ: Mai Lâm - Đông Anh - Hà Nội (QL 3 - Cách cầu Đuống 2Km theo hướng đi Nội Bài - Thái Nguyên)
Hotline: 0965.000.876
Fax: 024.38737604
Email: tranvanhien4832@gmail.com

Bài viết khác

Scroll